Quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam? Khi đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ mất thời gian bao lâu để được nhập quốc tịch Việt Nam? Những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.

Quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam được quy định chi tiết tại Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Cụ thể, điều kiện chung để người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

(1) Có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. Người có yêu cầu phải điền đầy đủ toàn bộ thông tin trong đơn theo hướng dẫn và biểu mẫu TP/QT-2020-ĐXNQT.1 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP.

(2) Theo pháp luật Việt Nam, người yêu cầu nhập quốc tịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam.

(3) Người yêu cầu nhập quốc tịch Việt Nam phải tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;

(4) Người yêu cầu nhập quốc tịch Việt Nam phải biết tiếng Việt để đủ hoà nhập vào cộng đồng của người dân Việt Nam.

(5) Người yêu cầu nhập quốc tịch phải có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam. Việc bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được thể hiện thông qua việc có tài sản hoặc thu nhập hợp pháp tại Việt Nam.

(6) Điều kiện khác: Có tên gọi Việt Nam; Thôi quốc tịch nước ngoài.

Đây là những điều kiện áp dụng cho các trường hợp muốn nhập quốc tịch Việt Nam thông thường. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có đưa ra một số đối tượng được miễn một số điều kiện 3, 4, 5. Cụ thể:

– Là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

– Có công lao đặc biệt trong việc đóng góp phát triển, xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

– Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ, thủ tục cần có để nhập quốc tịch Việt Nam

Khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nhập quốc tịch phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Cụ thể:

Đối tượng thông thường xin nhập quốc tịch Việt Nam:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu có sẵn.

– Bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay thế: Giấy tờ có dán ảnh, có đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, dán ảnh, đóng dấu hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Bản khai lý lịch.

– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi cư trú cấp (nếu cư trú ở Việt Nam) hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (nếu người yêu cầu đang cư trú ở nước ngoài). Giấy này phải có thời gian cấp không quá 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch.

– Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt. Để chứng minh người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch thành thạo tiếng Việt thì người đó cần phải cung cấp một trong các giấy tờ chứng minh sau đây:

Đã học các cấp bằng tiếng Việt tại Việt Nam như trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp…
Có giấy chứng nhận đã trải qua việc kiểm tra, phỏng vấn khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.
– Giấy tờ chứng minh chỗ ở, thời gian thường trú tại Việt Nam (thẻ thường trú, tạm trú – bản sao).

– Giấy tờ chứng minh người yêu cầu có thể đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (sổ tiết kiệm, đăng ký xe ô tô, xe máy hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở…); giấy tờ chứng minh thu nhập như xác nhận lương hoặc giấy tờ bảo lãnh của công dân Việt Nam.

Đối tượng được miễn một số điều kiện:

  • Là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam

– Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao).

– Giấy khai sinh hoặc giấy ờ hợp lệ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (bản sao).

  • Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam một cách đặc biệt hoặc có lợi cho Việt Nam. Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh cho trường hợp này

  • Thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh người này có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam; việc giữ quốc tịch nước ngoài có lợi cho Việt Nam; thôi quốc tịch sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó.

– Ban cam kết về việc không dùng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Các tin khác:

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *